Hôm nay mình “tổ trác” rồi, không biết đây là lần thứ bao nhiêu mình bị “tổ trác”! Câu nói thốt ra vô thức với đầy sự bực bội và bất lực. Vậy tổ trác là gì nè! Bạn có biết chưa?
Ở trên là một trong số hàng nghìn trường hợp mà từ “tổ trác” được sử dụng, trong mọi hoàn cảnh sống hằng ngày cũng như mọi đối tượng sử dụng. Nó được truyền từ đời này sang đời khác trong dân gian, do đó những người đời sau thường chỉ dựa vào những cách người đi trước sử dụng, mà không hiểu nhiều về ý nghĩa đúng của nó.
Họa chăng nếu bạn nghe được từ “tổ trác” trong sòng bạc đi nữa, thì lại càng khó để có thể hỏi hoặc nhờ người nói giải nghĩa. Và từ đó, theo cảm nhận của từng người thì từ “tổ trác” lại được hiểu khác nhau. Hôm nay cùng giải phẫu ý nghĩa của từ “tổ trác” và xem mình đã sử dụng đúng từ này chưa nào.
Tổ trác là gì?
Từ này là một từ ngữ hán việt, nghĩa là có xuất xứ từ Trung Quốc, có ngôn ngữ được xây dựng trên hệ thống chữ tượng hình, từ ngữ được ghép từ những bộ / tiếng có nghĩa độc lập.
Tổ trác bao gồm hai từ “tổ” và “trác” – tổ nằm trong từ tổ sư, ông tổ, còn trác có nghĩa là hư hại, làm hại.
Tổ là người đứng đầu của một hệ tộc gia đình, người khai sinh ra một ngành nghề, người này đã tồn tại từ xa xưa.
Ta hay nghe từ “tổ” trong “ông tổ”, tức là người ông đã gầy dựng họ tộc này, ông tổ trên ông nội, ông cố, ông cố nội, ông sơ rất nhiều đời.
Còn nếu xét về nghĩa ông tổ nghề thì đó là người sáng lập, đặt nền móng đầu tiên cho một ngành nghề. Ví dụ như ông tổ nghề thêu, hay câu chuyện Hoài Linh bỏ ra 100 tỷ đồng để xây nhà thờ ông tổ nghề sân khấu.
Trác có nhiều ngữ tùy theo bộ chữ hoa của nó, bao gồm: chim mổ, ồn ào, lời gièm pha, nhảy vọt, xa xôi, cỏ rậm rạp, … Trong từ tổ trác, từ “trác” có nét nghĩa trực giản nhất là hại, ý nói gây hại, làm hại.
Khi ghép từ tổ và từ trác lại, tổ trác có nghĩa là “ông tổ làm hại”. Diễn ra thì hiểu rằng một người thợ lành nghề mà bị chính ông tổ nghề làm hại, một người không được ông tổ nghề giúp đỡ thì họ nắm chắc phần thất bại. Đây là hình tượng của từ hán việt này.
Trong một tình huống thực tế, người tổ trác là người đã có “nghề”, đã tự tin về kế hoạch, về kĩ năng của mình nhưng vẫn gặp thất bại, bị chính cái nghề của mình đè chết.
Như thế nào là tổ trác trong cá cược?
Những tay chơi bài đã có thâm niên, kinh nghiệm đã thuộc hàng bậc thầy trong giới, rành rõ luật như nắm trong lòng bàn tay vẫn có những lúc đầy tin tự nhất cũng là lúc bị thua đậm nhất.
Những vố thua đau như vậy sẽ khiến họ than trời rằng họ bị “tổ trác” rồi. Điều này cũng tương tự như bị tổ “phạt”.
Chuyện có thể diễn ra như sau:
Bạn đánh con xiên que, ý nhầm xiên lô 27-72. Như vậy là phải ra hết mới trúng đúng không nào. Bạn đánh miền Nam đài Tiền Giang. Đến khi kết quả xổ ra, bạn nhìn thấy con 27 và 72 đủ cả. Nhưng có điều là 27 đài Tiền Giang, còn 72, không biết vì một phép màu nào, lại nhảy sang đài … Kiên Giang. Và nếu bạn mua xiên 2 đài Tiền Giang và Kiên Giang thì rõ là mức độ tổ trác của bạn gấp 2 lần.
Kết luận về tổ trác
Nếu phải thốt lên “tổ trác” thì chắc chắn bạn đã thua, do đó nhiều người còn gắn liền tổ trác với sự thua thê thảm, đau đớn vì đã gần thắng chắc chắn và cảm giác cực kì ê chề, buồn bã.
Nếu đã hiểu về từ tổ trác, thì sau này nếu giả sử có thua thì mới nên thốt ra. Những ai không hiểu mà sử dụng trước khi có kết quả có khi cái xui ứng vào người đấy nhé.